Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Đau khớp háng là bệnh gì?

Khớp háng là khớp giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, có thể gây áp lực lên các khớp xương khác, nhất là khớp gối, hông, vai, cột sống… Do vậy, khi bị đau khớp háng, các khớp khác cũng bị ảnh hưởng nhất là khả năng di chuyển của người bệnh. 


Đau khớp háng nếu không được điều trị sớm bệnh có thể chuyển biến sang viêm dẫn đến teo, làm biến dạng khớp háng từ đó ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống giảm đi rõ rệt. Do đó, việc trang bị kiến thức về đau khớp háng là vô cùng cần thiết đối với người bệnh để có phương pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.

Đau khớp háng là gì?


Đau khớp háng là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở vùng háng, phần khớp giữa đùi và hông. Các cơn đau thấy rõ nhất khi vận động hoặc làm việc. Đau khớp háng thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ độ tuổi ngoài 50 và hiện nay đang trẻ hóa dần khi phụ nữ ở độ tuổi 35 cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới cao gấp 8 lần nam giới.



Một số nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp


Thoái hóa khớp háng: Là nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp háng. Bệnh hình thành do quá trình mòn khớp thường gặp ở người cao tuổi. Đau khớp háng do thoái hóa thường xuất hiện ở một bên, do đó, có người bị đau khớp háng bên trái, có người lại bị đau khớp háng bên phải. Khi bệnh tiến triển nặng có thể khiến lớp sụn khớp mỏng và mất dần, vùng khe khớp hẹp lại có thể xuất hiện gai xương.

Viêm khớp háng: Người bị viêm khớp háng ban đầu đau ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Sau đó có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Khớp háng cũng có cảm giác cứng, chặt.

Viêm đa khớp dạng thấp: Hầu hết tình trạng đau các khớp, trong đó có đau khớp háng đều do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Người bị đau khớp háng do viêm khớp dạng thấp không chỉ đau khớp háng ở bên trái hay bên phải mà sẽ ảnh hưởng đến nhiều khớp trong một thời điểm. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, cứng khớp. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến khớp háng bị biến dạng.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: Một số nguyên nhân như trật khớp háng hay gãy cổ xương đùi khiến mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi bị tổn thương, làm cho máu không đến nuôi phần chỏm xương đùi dẫn đến hoại tử.

Bệnh lý khớp háng ở trẻ em: Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng có thể gặp phải bệnh lý về khớp háng. Mặc dù, được phát hiện từ sớm nhưng các triệu chứng của bệnh lý này vẫn âm thầm phát triển và phát bệnh khi đã trưởng thành gây tình trạng viêm, thoái hóa khớp.

Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai hoặc những người béo phì, thừa cân cũng rất dễ bị đau khớp háng. Vì khi mang thai phần xương chậu và phần khớp háng giãn ra do thai nhi phát triển. Do vậy, mà dễ bị tê mỏi và đau khớp háng. Người béo phì có trọng lượng quá lớn làm tăng áp lực, sức ép xuống xương khớp, từ đó dẫn tới tình trạng đau khớp háng.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Xem thêm: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét