Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Tìm hiểu bệnh đau khớp gối ở trẻ nhỏ

Trẻ đang ở độ tuổi phát triển nên xương mới hình thành từ sụn nằm ở đầu xương. Do sụn lúc này vẫn còn yếu và không được chắc khỏe nên nếu đầu gối phải chịu va đập với lực tác động từ bên ngoài rất dễ bị chấn thương, bong gân, trật khớp, giãn dây chằng và gây sưng đau đầu gối.


Chúng ta thường nghe nói đến những cơn đau khớp gối ở người già nhưng lại ít biết về chứng đau khớp gối ở trẻ nhỏ. Có thể thấy, triệu chứng đau khớp gối ở trẻ em vẫn thường xuyên diễn ra hằng ngày chứ không phải là trường hợp hiếm gặp.

Không như ở người già, đau khớp gối là do tuổi cao đi kèm quá trình lão hóa tự nhiên của hệ xương khớp. Đau khớp gối ở trẻ em hình thành là do các nguyên nhân sau đây:

Xem thêm: Size giày MLB

Vận động quá mức: Trẻ chạy nhảy hay thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ… liên tục sẽ khiến đùi bị co kéo và tạo áp lực lên xương bánh chè. Lúc đó, khớp gối có thể bị tổn thương và gây đau nhức.

Phát triển không đồng đều: Xương khớp phát triển khá chậm trong khi các cơ bắp lại phát triển nhanh hơn có thể gây mất cân bằng, không có sự đồng đều dẫn đến đau khớp.

Do một số bệnh lý nguy hiểm: Một số căn bệnh như viêm khớp nhiễm khuẩn, u lao, u xương, bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch, bệnh bạch cầu cấp… cũng thường gây ra những cơn đau khớp kéo dài và dữ dội ở trẻ mà cha mẹ cần hết sức chú ý. Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y


Cách phòng bệnh đau khớp gối ở trẻ em


Đau khớp gối khiến trẻ bị hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển thể chất của trẻ. Khi phát hiện con em mình hay bị đau khớp gối dù là do vận động nhiều hay do chấn thương,… thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa hiệu quả những tổn thương, biến chứng do đau khớp gối gây ra như phá hủy khớp, biến dạng khớp.

Để phòng bệnh đau khớp gối ở trẻ, các vị phụ huynh cần chú ý một số điều sau đây:

Bổ sung canxi, vitamin D, vitamin và khoáng chất cần thiết có lợi cho xương khớp cho trẻ.



Cho trẻ ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế cho trẻ vận động nặng hay tập luyện quá sức.

Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có chứa quá nhiều đường. Đặc biệt, những loại thực phẩm có chứa chất kích thích không nên cho trẻ sử dụng như nước ngọt, cà phê,… Cho trẻ chơi các môn thể thao có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất như đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông,…

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

►Xem thêm: Đau lưng sau sinh

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Đau lưng sau khi sinh con nên làm gì?

Phụ nữ sau sinh cơ thể chưa được khôi phục, các cơ quan còn yếu, nhất là vùng xương lưng và xương chậu. Vì thế, phụ nữ sau sinh nên tránh các vận động cúi người thường xuyên (làm việc nhà nhiều, tắm rửa quá lâu,….)


Cho con bú sai tư thế


Chị em phải cẩn trọng với biểu hiện đau lưng sau sinh, có thể là vì cho con bú sai tư thế, nhìn con bú quá lâu,… Chị em luôn muốn con được bú trong tư thế thoải mái nhất nên nhiều khi khiến mình bị đau lưng mà không hay biết. Muốn cả mẹ và bé được thoải mái, chị em nên cho con bú đúng tư thế mới được.



Cho con bú thì chị em nên ngồi, đặt em bé trong vòng tay, cho con bú thấy mỏi thì đổi tay, không được cúi nhìn con quá lâu, nếu thấy mỏi quá thì nên đặt bé nằm xuống một chút.


Do mổ đẻ


Mổ đẻ cũng là nguyên nhân khiến chị em có biểu hiện đau lưng sau sinh. Mổ đẻ chị em sẽ được gây tê ở tủy sống dưới lưng, ban đầu không thấy đau nhưng về sau sẽ thấy đau nhiều hơn, đau lưng lâu hơn những người đẻ thường.

Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyến khích đẻ thường, chỉ khi thật sự cần thiết mới nên cho phụ nữ đẻ mổ.

Thiếu canxi


Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp canxi cho bé, dễ dẫn đến thiếu hụt canxi ở mẹ. Càng vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng canxi mà bé cần càng nhiều, đồng thời bé lớn nhanh làm mẹ đau lưng nhiều hơn.



Sau khi sinh con thì người mẹ tốn rất nhiều năng lượng, cơ thể chưa phục hồi được trạng thái ban đầu, còn phải cho con bú nên lượng canxi hay bị thiếu hụt gây đau lưng, đau mỏi tay chân, đau vai,…

Giãn dây chằng sinh lý


Sau khi sinh, hệ thống nội tiết của người mẹ cũng chưa được bình thường trở lại, dây chằng xương chậu chưa khôi phục được độ đàn hồi nên cơn đau lưng đến thường xuyên.

Tập vài động tác đơn giản làm giảm các cơn đau lưng như động tác đứng kên ngồi xuống, xoay vặn lưng nhẹ nhàng,…

Bế con, thay tã và cho con bú đúng tư thế, khi thấy mỏi nên đặt trẻ xuống hoặc đưa người khác bế dùm để được nghỉ ngơi và thư giãn gân cốt một chút cho thoải mái.

Sau khi sinh, các chị em nên dành ra mỗi ngày 15-30 phút để đi bộ cho mau khỏi bệnh đau lưng, khôi phục được sức khỏe nhanh chóng.

Ăn uống bổ sung vitamin A, C, D, E và canxi, sắt cho xương khớp khỏe mạnh, tránh dùng chất kích thích và hạn chế ăn món cay nóng, món chiên xào nhiều dầu mỡ.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Xem thêm: Đau hông khi mang thai